Searching...

DỰ ÁN KẾT NỐI KHU VỰC TRUNG TÂM ĐỒNG BẰNG SÔNG MÊ KÔNG

03:56:00
1. Tổng thể dự án

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vốn bị chia cắt bởi hai con sông là sông Tiền và sông Hậu. Hai bờ các con sông này hiện chỉ mới có cầu Mỹ Thuận qua sông Tiền và cầu Cần Thơ qua sông Hậu. Hiện nay, việc giao thông tại khu vực trung tâm ĐBSCL vẫn phải qua 2 phà là phà Vàm Cống ở sông Tiền và phà Cao Lãnh ở sông Hậu. Điều đó lý giải cho việc vùng đất giàu tiềm năng này chưa thể phát triển với tốc độ mong muốn.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực ĐBSCL, Chính phủ đã có quy hoạch phát triển tổng thể cả khu vực. Trong đó có các dự án về hạ tầng GTVT. Đặc biệt là hình thành trục dọc thứ hai song song với QL1A có ý nghĩa về phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh quốc phòng, đó là đường Hồ Chí Minh. Hiện tại các dự án Lộ Tẻ- Rạch Sỏi đi song song với QL80 bằng nguồn vốn EDCF (Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế đối ngoại Hàn Quốc) cũng đang trong quá trình chuẩn bị. Dự án đường Hành lang ven biển phía Nam với nguồn vốn ADB, AusAID và EDCF đang trong giai đoạn thực hiện.

Việc triển khai Dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng sông Mê Kông góp phần cùng tuyến QL1, N1 và các QL30, 54, 80… hình thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, nối các trung tâm kinh tế trọng điểm ở phía Nam như: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh,… với Đồng Tháp, An Giang và các tỉnh đồng bằng Nam Bộ. Chính phủ xác định đây là một dự án trọng điểm, đáp ứng sự mong mỏi của nhân dân đồng bằng sông Cửu Long.

2. Phạm vi, quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật:

2.1 Phạm vi dự án:

+ Điểm đầu: TT. Mỹ An, tỉnh Đồng Tháp.

+ Điểm cuối: giao với tuyến tránh Thốt Nốt (dự án WB5).

+ Địa điểm xây dựng: Đồng Tháp – An Giang – Cần Thơ.

2.2 Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật:


Bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của ADB và AusAID (nhà đồng tài trợ Chính phủ Úc), công tác hỗ trợ kỹ thuật lập báo cáo Nghiên cứu khả thi (FS) của Dự án đang trong giai đoạn hoàn thành. Tư vấn quốc tế do ADB lựa chọn đã hoàn thành báo cáo về quy mô, phạm vi dự án và báo cáo phân tích hiệu quả kinh tế. Trên cơ sở kết quả báo cáo của Tư vấn, các nhà tài trợ đã tổ chức họp liên hợp vào ngày 25/11/2009 tại Hà Nội để thống nhất về quy mô dự án và cơ cấu nguồn vốn. Tham dự cuộc họp có các nhà tài trợ ADB, AusAID, EDCF và các Bộ ngành phía Việt Nam (Bộ GTVT, Bộ KH&ĐT, NHNN, Bộ TC).

Các nhà tài trợ đã thống nhất quy mô, phạm vi dự án theo phương án đầu tư trong Giai đoạn 1 như sau:

(i) Gói 1 - cầu Cao Lãnh và đường dẫn: Đầu tư hoàn chỉnh trong giai đoạn 1 gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ.

(ii) Gói 2 - đoạn tuyến nối Cao Lãnh - Vàm Cống: Đầu tư trong giai đoạn 1 là 4 làn xe cơ giới và 2 làn thô sơ.

(iii) Gói 3- cầu Vàm Cống và đường dẫn: Đầu tư hoàn chỉnh trong giai đoạn 1 gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ.

(iv) Gói 4, 5 (tuyến tránh Long Xuyên) và gói 6 (đoạn Mỹ An – Cao Lãnh): Đầu tư trong giai đoạn 1 với 2 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ.


Giai đoạn 2: theo quy hoạch các gói 4, 5 & 6 sẽ được mở rộng theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe. Gói 2 và phần đường dẫn gói 1, 3 mở rộng thành 6 làn.

- Thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc TCVN5729-1997.

- Giải pháp thiết kế:

+ Lựa chọn trắc dọc đi thấp, cao độ mực nước thiết kế lấy theo mức nước lũ năm 2000 +0,5m + 0,25m (mực nước dâng), có so sánh với mực nước tần suất 1%.

+ Cầu Cao Lãnh, Vàm Cống: Nhịp chính là cầu dây văng, khẩu độ nhịp chính 350m cho cầu Cao Lãnh, 450m cho cầu Vàm Cống.

2.3 Công tác GPMB:

- Theo thông báo số 425/TB-BGTVT ngày 244/9/2009 của Bộ GTVT thì chủ trương GPMB hết mặt cắt ngang theo Quy hoạch, đảm bảo đủ 6 làn xe trong tương lai. GPMB mỗi bên 10m được thực hiện một lần cho cả hai giai đoạn (tính từ chân taluy ra mỗi bên 10m).

- Bố trí xây dựng Giai đoạn 1: xây dựng 4 làn xe ở giữa, để 2 làn chờ 2 bên.

3. Tiến độ thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật đến nay

- Báo cáo cuối cùng PPTA sẽ hoàn thành vào ngày 30/11/2010.

- Lập Thiết kế kỹ thuật chi tiết :

+ Đề cương tham chiếu (TOR): ADB và AusAID đã chuẩn bị sẵn đề cương tham chiếu thiết kế chi tiết các dự án thành phần 1, 2, 4, 5 và 6. Ngoại trừ dự án thành phần 3 cầu Vàm Cống sẽ thực hiện theo EDCF.

+ Tuyển chọn tư vấn: kế hoạch từ tháng 7/2010 đến tháng 10/2010.

+ Công tác thiết kế chi tiết sẽ bắt đầu thực hiện vào tháng 11/2010.

4. Nguồn vốn thực hiện dự án

Tổng mức đầu tư giai đoạn I theo Phương án 2c của dự án là 1.090 triệu USD, trong đó chi phí xây lắp + giải phóng mặt bằng là 925 triệu USD và các chi phí tư vấn, chi phí lãi vay trong quá trình thi công, các chi phí khác. Dự kiến nguồn vốn cho dự án cụ thể như sau :

(1) Phía ADB sẽ tài trợ 450 triệu USD theo nguồn vốn vay thông thường (OCR).

(2) Chính phủ Úc & Hàn Quốc tài trợ 300 triệu USD từ nguồn viện trợ không hoàn lại của Úc và vay ưu đãi của Hàn Quốc. Tuy nhiên hiện nay EDCF cho biết chỉ có thể bố trí cho Dự án cầu Vàm Cống khoảng 200 triệu USD.

(3) Hiện Phía Việt Namđang tìm kiếm nguồn để bố trí 340 triệu USD bao gồm vốn cho công tác GPMB của tòan dự án & đầu tư toàn bộ cho đoạn Mỹ An – Cao Lãnh, tuyến tránh Long Xuyên và tuyến nối QL91.

5. Thời gian dự kiến khởi công: 2012 đến 2015.

6. Các vấn đề cần hỗ trợ

Để đẩy nhanh tiến độ triển khai của Dự án, xác định nguồn vốn chính thức của dự án để có cơ sở thực hiện các bước tiếp theo, đặc biệt là để có thể triển khai công tác thiết kế kỹ thuật bằng nguồn vốn dự kiến do AusAID tài trợ, PMU Mỹ Thuận kiến nghị cần sự hỗ trợ:

i) Cần nguồn vốn của các nhà tài trợ khác để tài trợ xây dựng đoạn tuyến Mỹ An – Cao Lãnh.

ii) Cần nguồn vốn của các nhà tài trợ khác để tài trợ xây dựng đoạn tuyến tránh TP Long Xuyên và tuyến nối QL91.

PMU Mỹ Thuận
(Công ty Hạ tầng Cửu Long)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
// tạo Breaking News